Tác Dụng Phụ Của Nấm Lim Xanh Và Cách Dùng An Toàn Nhất Ai Cũng Nên Biết

Camnangbep.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Những người không nên uống nấm lim xanh
  • Uống nấm lim xanh nhiều có tốt không
  • Những ai không nên dùng nấm lim xanh
  • Uống nấm lim xanh kiêng gì
  • Uống nấm lim xanh trong thời gian bao lâu
  • Uống nấm lim xanh có nóng không
  • Cách sử dụng nấm lim xanh
  • Tác dụng của nấm lim xanh
tác dụng phụ của nấm lim xanh
tác dụng phụ của nấm lim xanh

YouTube video

Những tác dụng phụ của nấm lim xanh thường gặp

Nhiều cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thành phần của nấm lim xanh có chứa nhiều hoạt chất chống dị ứng như: Ling Zhi-8 protein, Ganoderic Acid… Chính vì vậy mà tác dụng phụ của nấm lim xanh hầu như là rất hiếm gặp.

Theo nhận định của các chuyên gia, một số bệnh nhân đang bị xơ gan, ung thư gan khi sử dụng nấm có thể bị dị ứng do những nguyên nhân như: Sử dụng không đúng cách hoặc dùng không đúng liều lượng được chỉ định. Từ đó khiến cơ thể không thích ứng kịp, xảy ra các phản ứng ngược lại khi tiếp xúc với thành phần dược tính.

Mặt khác, ở nhóm bệnh nhân này khả năng thải độc và thanh lọc của gan bị suy giảm nghiêm trọng. Dẫn đến việc những chất độc hại không được đào thải ra ngoài, còn tồn đọng lại trong cơ thể phản ứng với dược chất có trong nấm lim, gây ra tác dụng phụ.

Những tác dụng phụ của nấm lim xanh thường gặp
Những tác dụng phụ của nấm lim xanh thường gặp

Không chỉ ở người bệnh, nhóm người có cơ địa không tương thích, mẫn cảm với hoạt chất có trong nấm cũng có thể gặp phải các phản ứng phụ. Với những người sử dụng nấm lim xanh lần đầu tiên rất dễ xảy ra hiện tượng như đau bụng, tiêu chảy, chướng bụng, mệt mỏi, mẩn ngứa… Tuy nhiên, các triệu chứng này thường chỉ xuất hiện trong một vài giờ, chúng sẽ tự biến mất nên bạn không cần phải quá lo lắng.

Ngoài ra, người dùng cũng có thể bị ngộ độc do không sơ chế nấm đúng cách, bởi phần chân nấm tiếp xúc với thân gỗ lim có chứa rất nhiều độc tố. Nếu không may sử dụng phải phần này sẽ dẫn đến nhiều tác dụng nghiêm trọng như: Đau bụng, rối loạn tiêu hóa, choáng váng, nôn mửa, ngộ độc… thậm chí là gây nguy hại cho sức khỏe và tính mạng.

Người sử dụng nấm lim xanh quá đặc, nấm kém chất lượng, bị pha lẫn tạp chất, chất bảo quản, bị nấm mốc, quá thời hạn sử dụng rất dễ gặp phải tác dụng phụ. Trong đó gồm các triệu chứng phổ biến như: Đỏ, nóng ran mặt mày, xây xẩm, mẩn ngứa, dị ứng nhẹ, mất ngủ, nôn nao, buồn nôn, đau đầu…

Đặc biệt, nấm lim xanh hoàn toàn không hề phù hợp với phụ nữ mang thai, dù chế biến theo dạng sắc nước, pha trà hay ngâm rượu đều cần tránh sử dụng. Khi bà bầu dùng nấm có thể gặp phải các biểu hiện như: Dị ứng, nổi mẩn ngứa, chóng mặt, dọa sảy, bong tách thai nhau… Mặt khác, rượu nấm lim xanh là đồ uống chống chỉ định đối với thai phụ, nó gây nguy cơ cao bị sinh non, thai lưu, thai nhi dị tật, trí tuệ kém phát triển…

Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp

Uống nấm lim xanh nhiều có tốt không?

Nấm lim xanh là thảo dược thiên nhiên an toàn và lành tính, đặc biệt hỗ trợ rất tốt trong điều trị bệnh ung thư, gan, huyết áp, tăng cường sức khỏe,… Tuy nhiên liệu uống nấm lim xanh nhiều có tốt không, liều lượng bao nhiêu là đủ được rất nhiều người quan tâm.

Nấm lim xanh ở Việt Nam được chứng minh có dược tính rất cao
Nấm lim xanh ở Việt Nam được chứng minh có dược tính rất cao

Cũng theo bác sĩ Vân Anh, nấm lim xanh là loại dược liệu lành tính nên duy trì sử dụng hàng ngày rất tốt cho sức khỏe. Uống nấm lim xanh hàng ngày giúp bồi bổ cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch đồng thời hỗ trợ điều trị, ngăn ngừa một số bệnh lý như:

  • Phòng chống và hỗ trợ điều trị bệnh ung thư
  • Bị viêm gan, xơ gan, men gan cao, gan nhiễm mỡ
  • Viêm, phì đại tuyến tiền liệt
  • Người bị cao huyết áp
  • Viêm, đau nhức mỏi xương khớp
  • Đau đầu, mất ngủ, người bị di chứng sau tai biến
  • Nam giới yếu sinh lý
  • Người bị tiểu đường,…

Nấm lim xanh rất tốt cho sức khỏe nhưng nó chỉ tốt khi sử dụng đúng người, đúng cách, đúng liều lượng. Việc lạm dụng có thể dẫn tới tác dụng ngược, nguy hiểm cho người dùng.

Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp

Hướng dẫn sử dụng nấm lim xanh an toàn, hiệu quả

Nắm bắt được cách sử dụng giúp người dùng tránh được một số tác dụng phụ của nấm lim xanh, đồng thời có thể thu nạp được tối đa nguồn dưỡng chất mà “vương dược” này mang lại.

  • Sắc lấy nước uống là cách sử dụng nấm lim xanh hiệu quả nhất được chuyên gia khuyên dùng.
  • Sơ chế: Cắt các chân nấm dính gỗ sau đó rửa nhẹ, phơi khô, ngâm cùng nước muối.
  • Nếu dùng nấm hỗ trợ điều trị bệnh ung thư, bệnh gan thì dùng với liều lượng 30g/ ngày.
  • Nếu dùng để trị huyết áp, tiểu đường, gout, mỡ máu thì dùng 20g/ ngày.
  • Dùng 10g/ngày để thải độc, thanh lọc cơ thể
  • Nên uống nước nấm lim trong 24 giờ, không để qua đêm nước dễ bị ôi, thiu.
  • Nếu bạn uống cùng thuốc Tây thì nên uống trước hoặc sau uống nấm lim xanh 30 phút.
  • Không tự ý kết hợp nấm lim xanh với các thảo dược khác khi chưa sự đồng ý của bác sĩ
  • Sử dụng nồi đất để sắc thuốc, không nên dùng nồi nhôm.
  • Ngoài ra nếu dùng nấm lim xanh để ngâm rượu bạn cần lựa chọn kỹ loại rượu, tránh chọn rượu cồn công nghiệp gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và tính mạng.
  • Nấm lim xanh khi sắc lên có vị đắng, khá khó uống. Để khắc phục tình trạng này bạn có thể cho thêm cam thảo. TUYỆT ĐỐI KHÔNG thêm đường hay long nhãn.
  • Khi đói không nên uống nấm lim xanh bởi có thể bị cồn cào ruột gan.
  • Để phát huy công dụng của nấm lim xanh trong quá trình sử dụng bạn nên kiêng rượu, bia, chất kích thích, đồ cay nóng.
Sử dụng nấm lim cần tuân thủ đúng liều lượng
Sử dụng nấm lim cần tuân thủ đúng liều lượng

Khi mới bắt đầu dùng bạn chỉ nên sử dụng 5 – 10g, sau đó tăng dần theo thời gian. Khi sắc chỉ nên dùng 10 – 20g nấm lim xanh cho 2 lít nước, đun sôi còn khoảng 1,5 lít là được. Ngoài ra có thể tán nấm lim thành bột sau đó sử dụng mỗi ngày cùng nước ấm.

Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp

Những người nên và không nên uống nấm lim xanh

Nấm lim xanh đã được sơ chế đúng cách thường không gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên do dược tính trong nấm lim mạnh nên một số người chưa thể thích ứng kịp. Vì thế nấm lim cần được sử dụng đúng người, đúng bệnh:

Những người không nên uống nấm lim xanh

  • Uống nhiều rượu nấm lim xanh có thể gây ra tình trạng phát ban, đau bụng, ngứa rát cổ họng.
  • Phụ nữ mang thai hoặc đang trong giai đoạn cho con bú, người bị huyết áp thấp, huyết áp cao hoặc đang sử dụng thuốc đông máu được khuyến cáo nạn hạn chế sử dụng.
  • Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi
  • Những người đang phải tuân thủ phác đồ điều trị bệnh đặc biệt, bác sĩ chỉ định không được ăn uống bình thường
  • Người bị suy thận mãn tính

Ngoài ra những người mắc các bệnh về gan muốn đẩy lùi bệnh tật bằng nấm lim xanh thì TUYỆT ĐỐI KHÔNG sử dụng nấm lim ngâm rượu sẽ gây tác dụng ngược.

Người nên dùng nấm lim xanh

  • Những người mắc bệnh nan y, bệnh lý mãn tính như ung thư hệ tiêu hóa, ung thư hệ nội tiết, ung thư nội tạng, ung thư hệ sinh dục,…
  • Ngoài ra những người mắc bệnh lý đặc thù như gout, viêm đa khớp, máu nhiễm mỡ, viêm gan, đau dạ dày,… uống nấm lim xanh mỗi ngày để tăng cường sức khỏe, tăng sức đề kháng cho cơ thể để chống chọi với bệnh tật.
  • Người khỏe bình thường có thể sử dụng nấm lim xanh để bồi bổ cơ thể.

Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp

Những lưu ý quan trọng cần nắm rõ khi sử dụng nấm lim xanh

Nhiều người sử dụng nấm lim xanh nhưng không chú ý tới các khuyến cáo, bởi họ nghĩ rằng nấm an toàn và lành tính nên có thể dùng tùy ý, thoải mái. Tuy nhiên, với bất cứ loại dược liệu nào cũng cần dùng đúng cách mới mang lại hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe. Để không gặp phải tác dụng phụ của nấm lim xanh, trong quá trình sử dụng, chúng ta cần chú ý một số vấn đề sau:

Sơ chế nấm thật kỹ:

  • Cần rửa nấm thật nhẹ nhàng với nước sạch.
  • Cắt bỏ toàn bộ phần chân nấm tiếp xúc với thân gỗ lim, sau đó đem phơi hoặc sấy khô.
  • Trước khi chế biến nên đem ngâm nấm trong nước muối loãng khoảng 10 phút nhằm loại bỏ hết độc tố, tạp chất và bụi bẩn còn sót lại.

Với mỗi loại bệnh lý sẽ có liều lượng dùng nấm lim xanh khác nhau, cụ thể:

  • Nếu hỗ trợ điều trị ung thư, bệnh gan (viêm gan B, C, gan nhiễm mỡ, xơ gan) dùng 30g/ngày.
  • Đối với bệnh phì đại tuyến tiền liệt, tai biến mạch máu não, gout, viêm đau khớp, tiểu đường, đau dạ dày, đại tràng, thải độc gan, tăng cường chức năng sinh lý, hạ mỡ máu, điều trị cao huyết áp dùng 20g/ngày.
  • Đối với mục đích chống viêm, kháng khuẩn, thanh lọc, bồi bổ cơ thể sử dụng 10g/ngày.
Lưu ý khi sử dụng dược liệu để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe
Lưu ý khi sử dụng dược liệu để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe

Những đối tượng sau đây tuyệt đối không nên dùng nấm lim xanh:

  • Phụ nữ trong thai kỳ và cho con bú: Thời điểm này cơ thể đang có những thay đổi lớn nên không thể thích ứng được với dược chất trong nấm lim, mặt khác còn tăng khả năng gây ảnh hưởng tới thai nhi.
  • Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi: Độ tuổi này cơ thể trẻ con non nớt, chưa thể thích nghi được với hàm lượng dược chất cao trong nấm.
  • Người bị bệnh thận: Nấm lim xanh có tác dụng giải độc gan, giúp thanh lọc và giải độc cho cơ thể, chính vì vậy mà nó sẽ làm quá tải hoạt động của thận, khiến các vấn đề của người bị bệnh thận trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Người bị huyết áp thấp: Nấm lim xanh nổi tiếng với khả năng làm hạ huyết áp, do đó chỉ mang lại hiệu quả đối với người bị huyết áp cao, ngược lại người bị huyết áp thấp tuyệt đối không nên sử dụng.

Khi sử dụng nấm lim xanh cần tuyệt đối kiêng:

  • Không dùng chung cùng đường hoặc long nhãn, bởi nó sẽ làm giảm đi dược tính, công dụng của nấm, đồng thời sử dụng trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng xấu cho người sử dụng.
  • Không kết hợp chung với các loại thảo dược khác mà chưa được sự đồng ý từ dược sĩ, bác sĩ.
  • Không nên dùng nấm trong lúc đang đói, điều này sẽ gây ảnh hưởng không tốt đối với dạ dày.
  • Để đạt hiệu quả tốt nhất chúng ta nên kiêng rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích, món ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng, thức ăn nhanh, đồ hộp… trong khi đang sử dụng nấm lim xanh.

Tác dụng phụ của nấm lim xanh gây ra là điều không ai mong muốn xảy ra. Nhưng sẽ khó tránh khỏi nếu bạn không cẩn thận trong quá trình sử dụng hoặc không tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Mặc dù những biểu hiện trên đa phần đều không quá nguy hiểm, tuy nhiên chúng ta vẫn nên chủ động đề phòng nhằm bảo đảm an toàn cho bản thân.

Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp

Camnangbep.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Những người không nên uống nấm lim xanh
  • Uống nấm lim xanh nhiều có tốt không
  • Những ai không nên dùng nấm lim xanh
  • Uống nấm lim xanh kiêng gì
  • Uống nấm lim xanh trong thời gian bao lâu
  • Uống nấm lim xanh có nóng không
  • Cách sử dụng nấm lim xanh
  • Tác dụng của nấm lim xanh