Mâm cúng tết Đoan Ngọ gồm những gì? Cách cúng lễ gia tiên trong dịp Tết Đoan Ngọ bạn nên biết

Camnangbep.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Tết Đoan Ngọ cúng gì
  • Tết Đoan Ngọ la ngày nào
  • Tết đoan ngọ diễn ra vào thời gian nào
  • Tết Đoan Ngọ là gì
  • Tết Đoan Ngọ diễn ra vào ngày nào
  • Tết Đoan Ngọ 2022
  • Cúng Tết Nguyên đán
  • Tết Đoan Ngọ Việt Nam
tet doan ngo cung gi
tet doan ngo cung gi

YouTube video

Tết Đoan Ngọ là ngày gì? Nguồn gốc và ý nghĩa

Tết Đoan Ngọ là ngày gì? Nguồn gốc và ý nghĩa

Tết Đoan Ngọ là một trong những lễ Tết lớn của nước ta

Tết Đoan Ngọ là một trong những lễ Tết lớn của nước ta, diễn ra vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch, hay còn gọi là Tết Đoan Dương hoặc Tết Giết sâu bọ. Theo quan niệm người xưa vào ngày này thì sâu bọ, giun, sán,… bên trong hệ tiêu hoá sinh sôi phát triển nguy hại cho sức khoẻ vì vậy cần tiêu diệt chúng.

Đây được xem là một trong những ngày lễ truyền thống mang ý nghĩa văn hóa phong phú. Nó có mặt không chỉ ở riêng Việt Nam hay Trung Quốc mà còn có mặt ở Triều Tiên, Hàn Quốc. Đó là lý do, Tết Đoan ngọ thực chất là một phong tục lễ tết Á Đông gắn liền với quan niệm về sự tuần hoàn của thời tiết trong năm.

Ngoài ra, tại Việt Nam có một truyền thuyết đã được lưu truyền về ngày Tết Đoan Ngọ. Ngày xưa, có một ông lão với danh xưng là Đôi Truân đã giúp cho nông dân giải được nạn sâu bọ trong vụ mùa bằng cách lập một đàn cúng đơn giản gồm có bánh tro, trái cây, sau đó ra trước nhà mình vận động thể dục, trong nháy mắt sâu bọ đã đi mất. Về sau, ông dặn dân chúng hằng năm đúng ngày này cứ làm theo những gì ông đã dặn, sâu bọ sẽ đi hết.

Để tưởng nhớ, dân chúng đã đặt ngày Tết Đoan ngọ là ngày “Tết diệt sâu bọ” và đây cũng là dịp để thờ cúng tổ tiên được lưu truyền tới ngày nay. Mặt khác, gọi Tết Đoàn Ngọ là “Tết giết sâu bọ” vì trong giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát sinh. Lễ cúng như một cách để diệt trừ” sâu bọ”, xua đuổi hết bệnh tật…

Bên cạnh việc trừ trùng phòng bệnh, người dân còn quan niệm rằng việc dân trái cây, phẩm vật cúng tổ tiên vào ngày này còn với mục đích để cầu mong một mùa bội thu.

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ gồm những gì?

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ gồm những gì?

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ truyền thống

Theo truyền thống, mâm cúng dâng lên lễ gia tiên vào ngày Tết Đoan Ngọ gồm các loại trái cây như vải, mận; rượu nếp, bánh gio (bánh ú tro, bánh tro)… Ngoài ra gia chủ còn cần chuẩn bị hương, hoa, vàng mã và cũng tùy vào văn hóa, phong tục của từng vùng miền mà mâm cúng còn có thêm thịt vịt, chè trôi nước nữa.

Trong đó vải hay mận là loại quả phải có trong mâm cúng. Ở miền Nam, các gia đình thường chọn mua vải thiều quả đẹp, nhiều lá để trưng trên mâm cúng sẽ đẹp hơn.

Rượu nếp cũng là món ăn đặc sắc trong ngày này, người xưa tin rằng, rượu nếp có khả năng tiêu diệt sâu bọ trong cơ thể, khiến chúng không thể gây hại trong cơ thể con người nữa.

Rượu nếp thường được bày bán rất sôi nổi vào những ngày diễn ra Tết Đoan Ngọ, có những gia đình Việt lại muốn duy trì nếp văn hóa xưa nên thường huy động cả gia đình tự làm cơm rượu nếp tại nhà.

Bánh tro là một loại bánh làm từ gạo nếp đã được ngâm trong nước tro, gói trong lá chuối. Đây là loại bánh dễ ăn, dễ tiêu, mùi vị rất ngon khi ăn cùng với đường hoặc mật.

Chuẩn bị mâm cúng Tết Đoan Ngọ

Theo truyền thống văn hóa người Việt, mâm cúng tết Đoan Ngọ thường có các lễ vật như:

  • Hương, hoa, vàng mã,
  • Nước, rượu nếp,
  • Các loại hoa quả,
  • Bánh tro, bánh ú, cơm rượu nếp,
  • Xôi, chè.

Tùy thuộc vào văn hóa và quan niệm của từng dân tộc, vùng miền, các lễ vật dâng cũng khác nhau. Tuy nhiên, hương, hoa, vàng mã, nước, rượu nếp là những lễ vật không thể thiếu.

  • Đối với miền Bắc và Bắc Trung bộ: Dưa hấu đỏ thường được dâng cũng trong dịp Tết Đoan Ngọ ở miền Bắc. Miền Trung từ Thanh Hóa vào đến Thừa Thiên – Huế không thể thiếu chè kê và thịt vịt, vì người Việt xưa tin rằng thịt vịt mát, ăn vào sẽ làm mát cơ thể cả năm.

Đối với miền Bắc và Bắc Trung bộ

  • Đối với miền Nam Trung bộ: Từ Đà Nẵng vào đến Quảng Ngãi, tại một số gia đình, trên mâm cúng tết Đoan Ngọ luôn có xôi chè cúng lễ, nhà nào có trồng cây thì cho trẻ nhỏ vào tận vườn hái trái ăn.

Đối với miền Nam Trung bộ

  • Đối với miền Nam: Mâm cúng tết Đoan Ngọ của người miền Nam không thể thiếu bánh ú tro, chè trôi nước, xôi gấc,… Sau khi cúng xong, cả nhà sẽ cùng quây quần bên mâm để ăn những món ăn này.

Đối với miền Nam

Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp

Cúng Tết Đoan Ngọ gồm những gì?

Vậy cúng Tết Đoan Ngọ như thế nào? Lễ cúng Tết Đoan Ngọ gồm 2 lễ là lễ cúng gia tiên và lễ cúng ngoài trời. Mâm cúng có thể làm chay hoặc mặn tuỳ theo phong tục của từng phần và  điều kiện kinh tế của gia chủ.

Lễ cúng gia tiên

Lễ cúng gia tiên

Lễ cúng gia tiên

Mâm cúng gia tiên trong tết đoan ngọ gồm có:

  • 1 mâm cơm chay
  • Các loại bánh chay
  • Xôi chay
  • Mâm ngũ quả
  • Bình hoa
  • 3 chén rượu, 3 chén trà
  • Tiền vàng âm phủ
  • 9 cây nến
  • Nhang

Văn khấn

Người cúng đốt 9 ngọn nến, thắp 9 nén nhang, quỳ lạy 9 lạy và khấn:

“Con nhất tâm kính bái, cung thỉnh cha mẹ, ông bà, gia tiên tiền tổ nội ngoại, hôm nay là ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch, ngày Tết Đoan Ngọ năm (thời gian hiện tại) vào giờ nhâm ngọ thanh long hoàng đạo là giờ cát tường, chúng con với tấm lòng thành kính hiếu nghĩa xin sửa soạn lễ vật, tiền vàng, nhang đăng cung thỉnh kính mời cha mẹ, ông bà, cùng gia tiên tiền tổ nội ngoại hạ đàn thụ hưởng và chứng giám cho tấm lòng thành kính của chúng con.

Kính lạy cha mẹ ông bà cùng gia tiên nội ngoại, nhân ngày Tết Đoan Ngọ con cung thỉnh kính mời gia tiên nội ngoại trợ duyên cho chúng con làm lễ cầu xin Thượng Đế, Ngọc Hoàng Đại Đế bảo vệ mùa màng cho nhân dân, gia ân cho hương linh tiên tổ được mát mẻ ở nơi thiên giới, chúng con thỉnh cầu cha mẹ, ông bà, gia tiên tiền tổ nội ngoại phù hộ độ trì cho chúng con, Cầu tài tài đến. Cầu phúc phúc lai. Cầu đức đức thịnh. Cầu lộc lộc tồn. Hanh thông sự nghiệp vạn sự cát tường như ý.

Chúng con nhất tâm quy mệnh lễ, thành kính cung thỉnh lên gia tiên nội ngoại cầu xin gia tiên chứng lễ.

Chúng con xin đa tạ.

Chúng con xin đa tạ.

Chúng con xin đa tạ.”

Lễ cúng ngoài trời

Lễ cúng ngoài trời

Lễ cúng ngoài trời

Mâm cúng ngoài trời trong tết đoan ngọ gồm có:

  • Các loại bánh chay
  • Xôi
  • Mâm ngũ quả
  • Bình hoa
  • 5 chén rượu, 5 chén trà
  • 1 chiếc lọng đỏ viền vàng
  • 9 cây nến

Lưu ý: Lễ cũng ngoài trời trong tết đoan ngọ không cúng tiền âm phủ.

Văn khấn

Thắp 9 ngọn nến, 9 nén nhang và đọc kinh:

“Đốt nến và đọc kinh. Khởi tâm thắp nến. Hào quang sáng bừng. Tâm thân thanh tịnh. Gạt bỏ phiền ưu. Thái thượng đại đan. Từ quang phổ chiếu. Thần tiên chứng đàn.Thắp nhang và đọc kinh. Hương phần bảo đỉnh. Khí đạt huyền không. Thần nhân hợp nhất. Yết kiến nguyệt cung. Thần thông linh hiển. Pháp hiện cửu vân. Đan điền linh tụ. Tâm quy mệnh lễ. Cáo hạ thần tiên.”

Quỳ xuống lễ 9 lễ. Văn khấn rằng:

“Con xin trấn minh nhất tâm quy mệnh lễ. Kính lạy Thượng Đế. Kính lạy Hỗn Côn Sư Tổ. Kính lạy Hồng Quân Lão Tổ. Kính lạy Ngọc Hoàng Đại Đế, Đông phương Thanh Đế, Nam phương Xích Đế, Tây phương Bạch Đế, Bắc phương Hắc Đế. Kính lạy Hàng Ma đại đế thánh quân, Trừ Ma đại đế thánh quân, Giáo Hóa đại đế thánh quân. Kính lạy Tam Thanh Sư Tổ, Nguyên Thủy Thiên Tôn, Đạo Đức Thiên Tôn, Linh Bảo Thiên Tôn. Kính lạy Càn khôn đại chiến thần Cửu Thiên Huyền Nữ, Thái Thượng Lão Quân, Huyền Thiên Trấn Vũ. Kính lạy chính nhất tổng quản đại Thần Tài.

Kính lạy: Chư vị Thần Tướng. Thượng đàm thần tướng thiên thiên tướng. Trung đàm thần tướng thiên thiên binh. Hạ đàm thần tướng thiên thiên mã. Kính lạy Tứ Đức Thánh Mẫu. Kính lạy Tứ Hải Long Vương. Kính lạy, Tản Viên Sơn Thánh Đô Đại Thành Hoàng. Kính lạy, Quốc chủ Đại Vương cảm thần Bạch Mã Linh Lang, cùng chư vị Thánh Quốc. Kính lạy chư vị Sơn thần, Long thần, Thổ địa, Thổ công táo quân, Thổ kỳ, cùng chư vị thần tiên trong tam giới, hạ đàn chứng lễ.

Hôm nay là ngày Tết Đoan Ngọ giữa thiên địa minh chứng, chúng con nhất tâm thành kính sửa soạn lễ vật tiền vàng, nhang đăng cung thỉnh tấu sớ kính trình lên Ngọc Hoàng Đại Đế cùng chư ngài, xin chư ngài gợi ý lên Thượng Đế khai ân minh xét cho toàn cõi trần gian được giải thoát mọi kiếp nạn, tất cả tà ma, quỷ trùng không làm hại được dương gian, mùa màng được bội thu, chúng sinh đều được hoan ca hưởng đại phúc, người tốt vì dân vì nước, người lương thiện, người không sát sinh, được tăng thọ, tích phúc, được ban cho tài lộc, quan lộc, phúc lộc, vận khí hanh thông vạn sự như ý nguyện.

Cầu xin Thượng Đế, Ngọc Hoàng Đại Đế, cùng chư ngài khai ân ban cho những linh hồn gia tiên của chúng con được hưởng đặc ân của Thượng Đế, được lên thiên giới hưởng đại phúc đại lộc.

Chúng con cầu xin Thượng Đế, Ngọc Hoàng Đại Đế cùng chư ngài minh anh xoi xét để các vị Thần Tiên chuyên diệt quỷ trừ tà trong tam giới được ra tay trừng phạt những kẻ ác nhân thất đức, hách dịch cường quyền ở trần gian, trừng phạt bọn trùng yêu, tà quái làm hại mùa màng.

Chúng con trấn minh nhất tâm thành kính nguyện rằng: Cầu tài tài đến, cầu phúc phúc lai, cầu đức đức thịnh, cầu lộc lộc tồn, ỷ trượng chư thiên, cung đức giáng hạ, hương biến tam giới thấu cửu trùng thiên. Chúng con cầu nguyện cho bách gia trăm họ và nhân dân Việt Nam, gia toàn khang ninh, nhân an vật thịnh, hiển vinh thụ huệ, thế thế chi an, ngàn thu vạn vạn tuế.

Nguyện cầu cho toàn cõi chúng sinh trong tam giới đều được hưởng ân huệ của Thượng Đế, vạn vật tự nhiên đều vinh danh Thượng Đế.

Chúng con xin đa tạ.

Chúng con xin đa tạ.

Chúng con xin đa tạ.”

Sau khi đọc xong văn khấn thì lại quỳ lễ 9 lần.

Cúng tết đoan ngọ vào lúc nào?

Tết Đoan Ngọ ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch là ngày Ất Hợi. Có 2 khung giờ để cúng là vào giờ Ngọ (11 giờ – 13 giờ) đây được xem là giờ đẹp và chuẩn nhất. Tuy nhiên, nếu các gia đình không sắp xếp được thời gian, có thể dâng lễ cúng vào 7 giờ – 9 giờ sáng, đây đều là 2 khung giờ hoàng đạo, thích hợp để tiến hành những nghi lễ cúng bái tâm linh.

Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp

Văn khấn Tết Đoan Ngọ

Văn khấn cổ truyền Việt Nam

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ tỷ)

Tín chủ chúng con là:……………………………………………

Ngụ tại:………………………………………………………….

Hôm nay là ngày Đoan Ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần, cúi xin các Ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…………………, cúi xin các vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an.

Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp

Các phong tục trong ngày Tết đoan ngọ

Hái lá thuốc

Hái lá thuốc

Hái lá thuốc

Hái lá thuốc sẽ được diễn ra vào giờ Ngọ, từ 11 giờ trưa đến 1 giờ chiều, sau khi ăn cỗ xong. Lá thuốc hái vào thời điểm này sẽ có công dụng tốt nhất. Các loại lá được chọn hái:

  • Lá ngải cứu
  • Kinh giới
  • Tía tô
  • Bưởi
  • Cam thảo

Đánh cây

Đánh cây

Đánh cây

Vào khoảng 12 giờ trưa, việc đánh cây hay còn gọi là khảo cây sẽ được thực hiện. Phong tục đánh cây được thực hiện với mong muốn xua đi những điều không tốt, mong một cuộc sống đơm hoa kết trái. Các cây bị khảo thường là các cây ăn quả trong vườn, cây ít trái, cây bị sâu bệnh.

Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp

Con rể cảm ơn bố mẹ vợ, học trò tri ân thầy cô

Vào dịp Tết đoan ngọ, con rể sẽ ăn mặc đẹp, bưng mâm lễ sang nhà bố mẹ vợ để tỏ lòng biết ơn. Mâm lễ bao gồm:

  • Xôi gà
  • Hoa quả
  • Gạo nếp
  • Đậu xanh
  • Dưa hấu

Học trò đến thăm và đi lễ thầy cô. Mâm lễ thường bao gồm:

  • Gạo nếp
  • Đậu xanh
  • Vịt
  • Trái cây

Ăn bánh tro

Ăn bánh tro

Ăn bánh tro

Đây là loại bánh rất quen thuộc đối với người Việt trong dịp Tết đoan ngọ. Bánh được làm từ bột gạo nếp ngâm và lọc qua nước tro của gỗ và củi. Tuy hình dạng bánh không đẹp, nhưng hương vị rất ngon và mộc mạc.

Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp

Ăn cơm rượu nếp cẩm

Cơm rượu nếp cẩm là món ăn quen thuộc trong ngày Tết đoan ngọ. Theo quan niệm, ăn cơm rượu nếp cẩm vào Tết đoan ngọ sẽ giúp đẩy lùi được mầm bệnh trong cơ thể.

Những lưu ý trong ngày Tết Đoan Ngọ

Những lưu ý trong ngày Tết Đoan Ngọ

Những lưu ý trong ngày Tết Đoan Ngọ

Lễ cúng đoan ngọ nên diễn ra vào giờ chính ngọ (12 giờ trưa) ngày 5/5 âm lịch.

Trong ngày 5/5 không nên để giày dép lộn xộn vì dễ dẫn dụ tà khí vào nhà.

Trong ngày này không nên mua các vật phẩm có hình thù kì quái, tránh dừng chân ở những nơi u ám như nhà hoàng, miếu đình hoang, không nên đánh rơi tiền…

Không nên làm rơi tiền bạc hay ví trong Tết Đoan Ngọ vì chẳng khác gì bạn để rơi mất tài lộc, tài vận ắt đi xuống.

Theo phong thủy, không nên chọn phòng đầu tiên hoặc cuối cùng ở hành lang khi ở khách sạn, nhà nghỉ vì có vị trí dễ hút nguồn năng lượng tiêu cực, không tốt cho sức khỏe.

Với những thông tin trên, hy vọng bạn sẽ hiểu hơn về ngày Tết đoan ngọ và biết được thời gian diễn ra ngày Tết đoan ngọ để cùng gia đình mình chuẩn bị cho dịp lễ này nhé!

Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp

Camnangbep.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Tết Đoan Ngọ cúng gì
  • Tết Đoan Ngọ la ngày nào
  • Tết đoan ngọ diễn ra vào thời gian nào
  • Tết Đoan Ngọ là gì
  • Tết Đoan Ngọ diễn ra vào ngày nào
  • Tết Đoan Ngọ 2022
  • Cúng Tết Nguyên đán
  • Tết Đoan Ngọ Việt Nam