Cần phân biệt thâm đỏ và thâm đen để điều trị đúng cách (Nguồn: Internet)Bạn đang xem bài viết tại: https://camnangbep.com/
Nguyên nhân hình thành thâm đỏ sau mụn
1. Thâm đỏ hình thành sau điều trị mụn viêm
Thâm đỏ được hình thành sau tổn thương viêm, mô tổn thương rất là nhiều. Đặc biệt các mụn mủ, mụn viêm, mụn bọc to hay mụn mạch lươn, sau điều trị đương nhiên tổn thương viêm này sẽ để lại những vết chợt đỏ. Những vết chợt đỏ được hình thành là do có sự tăng sinh mao mạch. Mao mạch này cung cấp dinh dưỡng để nuôi các vùng mô bị tổn thương, giúp chúng đầy lên. Nếu các bạn có cơ địa sẹo lõm thì vết chợt đỏ này theo thời gian sẽ chuyển sang màu đen, sau đó là màu da và thành vết lõm xuống.
Vậy, vết chợt đỏ này có nguy hiểm không? Với những bạn bị mụn viêm thì vết chợt đỏ báo hiệu cho các bạn rằng cơ địa chúng ta phục hồi tổn thương chậm hơn, dễ hình thành sẹo lõm hơn. Đối với những bạn có cơ địa sẹo lồi, những vết tổn thương viêm khỏi xong, màu sắc sẽ không giống vết chợt đỏ này. Nên nếu xuất hiện dấu hiệu này thì hãy hiểu rằng: bạn dễ có nguy cơ bị sẹo lõm. Do đó, bạn cần bổ sung dưỡng ẩm, bổ sung các hoạt chất khác. Bác sĩ Hiếu sẽ chia sẻ trong các video tiếp theo của series này!
2. Thâm đỏ tạo bởi do peel da
Peel da là gì? Peel da – hay còn gọi là Chemical Peel – là phương pháp làm đẹp sử dụng hợp chất tự nhiên tác động mạnh lên bề mặt da, giúp loại bỏ tế bào da chết và vi khuẩn, bụi bẩn nằm sâu dưới lỗ chân lông. Peel da có tác dụng kích thích tế bào da bong tróc, tái tạo làn da mới sáng hơn và giảm bớt nếp nhăn.
Nếu đã tìm hiểu về peel thì chắc hẳn các bạn sẽ biết, peel có nhiều cấp độ như: peel nông, peel trung bình, peel sâu và peel rất sâu. Có vô vàn hoạt chất có thể peel da được. Nếu các bạn sử dụng phương pháp peel có liên quan đến bong tróc, thay da sinh học thì việc các bạn bóc lớp da sớm hơn cũng để lại những vết thâm đỏ. Vết thâm đỏ sau khi peel da hình thành do da bạn lúc này đang mỏng hơn, dễ nhìn thấy các mao mạch bên dưới
Có nhiều bạn hỏi bác sĩ Hiếu về cách điều trị thâm đỏ, nhưng bác sĩ Hiếu không biết chia sẻ như thế nào vì có rất nhiều nguyên nhân hình thành nên vết thâm đỏ này.
3. Thâm đỏ được tạo bởi sau tổn thương nhiệt
Có rất nhiều phương pháp trị thâm đỏ như sử dụng máy 5 in 1 để đốt tổn thương mụn ruồi, mụn thịt hoặc sử dụng laser CO2 hay tổn thương nhiệt do bị bỏng. Sau khi có những tác động nhiệt sẽ gây nên tổn thương vùng mô đó, làm tăng sinh mao mạch. Vết thâm đỏ do tổn thương nhiệt sẽ phục hồi lâu hơn do điều trị mụn viêm. Tất nhiên tùy từng cơ địa,điều trị thâm đỏ nhanh hay chậm do các nguyên nhân sẽ khác nhau.
4. Thâm đỏ do sử dụng rượu thuốc.
Sử dụng rượu thuốc giai đoạn đầu, da sẽ bị bong nhẹ và lẩn mẩn. Sau khi bong xong, da sẽ tạo thành vết màu đỏ. Tuy nhiên, một số bạn thấy việc dùng rượu thuốc vẫn rất hiệu quả. Bác sĩ Hiếu không phê phán việc sử dụng rượu thuốc, mà do chính các bạn lựa chọn mà thôi. Cái này cũng tùy thuộc vào cơ địa mỗi người. Chẳng hạn, có những bạn sử dụng sản phẩm do bác sĩ Hiếu review, có trường hợp tốt lên hoặc chưa tốt lên. Do đó, chính các bạn mới là người chịu trách nhiệm cho bản thân mình.
Bác sĩ Hiếu sẽ không đặt cái nhìn cảm quan, mà sử dụng theo con mắt khoa học để phân tích các thành phần trong đó. Rượu thuốc nếu biết sử dụng trong khoảng thời gian ngắn sẽ có hiệu quả. Tuy nhiên, có nhiều bạn dùng theo cách mà nó không giống ai cả, bôi liên tục trong cả tháng làm hàng rào bảo vệ da không còn như mong muốn nữa. Đỏ da do rượu thuốc thì nguyên nhân chính là tổn thương hàng rào bảo vệ da: da bị mất nước, khô hơn và tạo thành vệt màu đỏ bên dưới. Vệt đỏ sẽ cung cấp thêm độ ẩm cho phía bên trên. Nhưng thượng bì thì không có mạch máu, mạch máu không ngoi lên được lớp thượng bì mà nó tập trung ở trung bì nên sẽ làm cho da bạn đỏ hơn mà bạn không thể xử trí được. Chính vì thế, hãy tìm hiểu kĩ trước khi sử dụng bất kì một phương pháp nào.
5. Thâm đỏ tạo bởi sau khi sử dụng Corticoid
Nếu các bạn đã tìm hiểu về các video chia sẻ của bác sĩ Hiếu thời gian dài rồi, thì các bạn sẽ biết da nhiễm Corticoid có 4 giai đoạn chính và thường bị đỏ ở giai đoạn 2,3,4. Tổn thương da do Corticoid thì da màu đỏ hoặc các vết chợt đỏ là những tổn thương mạch rất lớn, điều trị cực kỳ khó khăn vì có sự tăng sinh mao mạch, da mình cực kỳ mỏng yếu. Nên nhiều bạn thắc mắc điều trị mao mạch ngoằn nghèo trên mặt có ổn không, thì câu trả lời là rất khó nhé!. Dù có nhiều phương pháp như laser, hay dùng các loại phục hồi da thì cũng có ưu và nhược điểm. Những bài chia sẻ sau bác sĩ Hiếu sẽ nói kĩ hơn về điều này.
Đây là 5 trường hợp hay gặp nhất để các bạn hiểu hơn và có cái nhìn đúng hơn, biết được bị thâm đỏ do điều gì và nguyên nhân từ đâu mà đến, thì bác sĩ Hiếu mới giúp được các bạn. Nếu muốn tìm hiểu kĩ hơn về các vấn đề làn da mình hoặc tư vấn thì hãy inbox tới fanpage của bác sĩ Hiếu hoặc comment dưới bài viết này, bác sĩ Hiếu sẽ giải đáp khi có thời gian rảnh.
Các dạng thâm đỏ sau mụn
Khi hai má xuất hiện sẹo thâm, tức là vùng da ở khu vực đó đã bị đổi màu. Sự đổi màu này là hậu quả để lại phổ biến nhất của mụn trứng cá. Thông thường, sự đổi màu mất dần theo thời gian, khiến vùng da đó trở lại màu da tiệp với các vùng còn lại trên khuôn mặt. Song đôi khi, sự thay đổi màu sắc trở thành vĩnh viễn.
Có 3 loại đổi màu:
Nếu vết thâm sẹo hai bên má đổi sang màu nâu, cho thấy bạn đang đối phó với tình trạng tăng sắc tố da. Mụn trứng cá (đặc biệt là mụn thể nặng) sẽ làm hỏng các tế bào da, khiến tế bào da buộc phải sản xuất melanin (melanocytes) để phục hồi. Kết quả là những nốt mụn thâm màu nâu hình thành ở má.
Tình trạng giảm sắc tố được đặc trưng bởi các đốm sáng do thiếu melanin. Với loại tổn thương da này, các tế bào melanocytes bị cạn kiệt từ vùng da bị thương hoặc mất khả năng sản xuất melanin. Cuối cùng, làn da khỏe mạnh bị thay thế bằng mô sẹo. Chính vì mô sẹo có màu hồng nhạt nên dễ nhận thấy hơn ở những người có tông màu da tối.
Erythema (da phát ban đỏ) là những vết thâm đỏ sau mụn đến từ các tế bào da bị hư hại. Những mao mạch nhỏ gần bề mặt da bị giãn vĩnh viễn, dẫn tới sự xuất hiện của những vết đỏ. Các vết thâm đỏ dưới da rất phổ biến ở những bệnh nhân bị mụn trứng cá hai bên má, đồng thời dễ nhìn thấy ở vùng da sáng màu.
Bạn đang xem bài viết tại: https://camnangbep.com/
Phương pháp trị thâm đỏ sau mụn đúng cách
Thâm đỏ thường rất “chai lỳ”, tuỳ theo cơ địa và các loại da khác nhau mà thâm đỏ có thể ở trên da chúng ta từ 3 tháng đến 1 năm, thậm chí để lại những hậu quả nặng nề. Vì thế chúng ta cần phải kiên nhẫn và có phương pháp đúng để điều trị thâm đỏ qua 3 giai đoạn là: kháng viêm, phục hồi da , củng cố hàng rào bảo vệ tránh bị viêm da trở lại.
“Bí quyết” trị thâm đỏ sau mụn vô cùng đơn giản, hiệu quả ( Nguồn; BlogAnChoi)
Kháng viêm làm giảm tình trạng sưng, đỏ
Sau khi nặn mụn xong, ngay tại những nốt mụn sẽ trở nên bị sưng và xuất hiện những đốm thâm có màu đỏ được gọi là viêm. Vì vậy, điều trị thâm đỏ thì bước đầu tiên là cần kháng viêm để giảm tình trạng sưng, nóng, giúp giảm đỏ và giảm đau rát cho da.
Một vài hoạt chất thường được dùng để giảm tình trạng sưng viêm bạn có thể cân nhắc như là: Azelaic Acid, Niacinamide, chiết xuất từ cây phỉ, cây cam thảo, chiết xuất hoa cúc, Benzoyl Peroxide,….
Phục hồi nuôi dưỡng da
Làn da sau khi bị viêm rất mỏng manh, vì vậy một quá trình phục hồi tốt không chỉ giúp giảm bớt các hậu quả của thâm đỏ sau viêm, giúp da trở nên khỏe mạnh hơn, lành vết thương tốt hơn nữa. Một làn da được phục hồi tốt còn hạn chế tình trạng thâm đỏ sau mụn nữa đấy nhá!
Một vài hoạt chất bạn có thể cân nhắc thêm vào trong chu trình chăm sóc da như: Hyaluronic Acid, Panthenol ( Vitamin B5), Ceramide, chiết xuất từ hoa cúc, chiết xuất rau má,…
Củng cố hàng rào bảo vệ da tránh sưng viêm trở lại
Đây là giải đoạn không kém phần quan trọng để củng cố lại hàng rào bảo vệ của da, một làn da khỏe sẽ hạn chế được các yếu tố tác động bất lợi từ môi trường. Từ đó cũng giảm tình trạng xuất hiện mụn, khi không có mụn thì thâm cũng sẽ giảm bớt đi nhiều nha!
Ở giai đoạn này bạn vẫn có thể tập trung vào các yếu tố hồi phục từ các hoạt chất như: Hyaluronic Acid ( HA), Panthenol, Niacinamide, Peptides, Ceramide,….
Một chu trình skincare đúng cách là vô cùng quan trọng (Nguồn: Internet)
Hướng dẫn cách sử dụng hoạt chất trị thâm đỏ đúng cách
Azelaic Acid
Azelaic Acid là một dicacborxylic acid bão hoà được tìm thấy trong lúa mạch, lúa mỳ và thường xuyên góp mặt trong các loại dược mỹ phẩm. Với đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn, có tác dụng lớn trong việc điều trị chứng đỏ da và rối loạn sắc tố, Azelaic acid quả thực là một “ngôi sao” trong việc điều trị thâm đỏ. Nồng độ khuyên dùng là từ 10-15%, trên 20% phải chống nắng đầy đủ.
Cách dùng
Đầu tiên, sử dụng nước tẩy trang (hoặc dầu tẩy trang) và sữa rửa mặt làm sạch da kĩ càng
Sử dụng toner dưỡng ấm nhẹ nhàng cho da
Thoa các sản phẩm Azelaic lên da, lưu ý chỉ dùng ở vị trí có các vết thâm đỏ, không nên dùng cả mặt dễ gây kích ứng (nên thử ở vùng da dưới hàm trước để đảm bảo da không bị kích ứng)
Tiếp tục các bước skincare còn lại như serum, mặt nạ…và cuối cùng khoá ẩm bằng kem dưỡng
Có thể tham khảo mua một số sản phẩm có chứa Azelaic Acid
Kem trị mụn Derma Forte Azelaic Acid 20%
Sản phẩm ở dạng gel, nồng độ khá cao nên tốt nhất vẫn nên dùng vào ban đêm và chỉ dùng trên khu vực bị thâm. Nếu dùng ban ngày nên chống nắng thật đầy đủ.
Derma Forte – ngôi sao trong làng trị thâm đỏ yêu thích hiện nay (Nguồn: Internet)
Kem dưỡng The Ordinary Azelaic Acid Suspension 10%
Là một sản phẩm kem dưỡng ẩm ở dạng cream. Với nồng độ 10% rất an toàn và lành tính, những bạn có làn da kích ứng hay nhạy cảm đều có thể bắt đầu từ The Ordinary Suspension để làm quen với Acid.
The Ordinary – cái tên quen thuộc đối với các chị em mê skincare (Nguồn: Internet)
Niacinamide là một dạng vitamin B3 có trong thực phẩm và được sử dụng như một chất bổ sung giúp kích thích, tái tạo và phát triển các tế bào da. Hơn thế, niacinamide còn kháng viêm tốt và có tác dụng lớn trong việc phục hồi màng bảo vệ của da, vì vậy rất được tin dùng trong việc làm đều sắc tố và hồi phục da sau mụn. Niacinamide ít gây kích ứng, rất an toàn và lành tính
Cách dùng
Đầu tiên, sử dụng nước tẩy trang (hoặc dầu tẩy trang) và sữa rửa mặt làm sạch da kĩ càng
Sử dụng toner dưỡng ấm nhẹ nhàng cho da
Thoa các serum chứa Niacinamide lên toàn bộ da mặt (lưu ý thử ở vùng da dưới hàm trước để đảm bảo da không bị kích ứng)
Tiếp tục các bước skincare còn lại như serum, mặt nạ…và cuối cùng khoá ẩm bằng kem dưỡng
Các serum đặc trị chứa Niacinamide được yêu thích hiện nay
Tinh chất giảm thâm, dưỡng trắng Ekseption Hyaluronic NIACIN mixlab serum
Dòng serum này đến từ thương hiệu Ekseption của Tây Ban Nha với thành phần chính là Niacinamide 5% có khả cải thiện mụn thâm đáng kể. Ngoài ra sản phẩm còn kết hợp với HA dưỡng ẩm sâu cùng AHA giúp điều tiết nhờn hiệu quả. Kết cấu ở dạng lỏng, thẩm thấu nhanh, làm mềm mịn da và không gây bết rít. Sản phẩm phù hợp với làn da dầu, mụn, da yếu, da mỏng và da dễ bị kích ứng, kể cả làn da đã trải qua các phác đồ điều (lăn kim, laser) và đang trong giai đoạn điều trị duy trì.
Ekseption Hyaluronic NIACIN là một sản phẩm giúp thâm đỏ vô cùng hiệu quả (Nguồn: Internet)
Tinh chất Paula’s Choice 10% Niacinamide Booster
Chứa 10% Niacinamide, là một nồng độ an toàn với da nếu bạn mới chỉ bắt đầu sử dụng. Sản phẩm ở dạng nước, rất dễ apply trên da và thấm rất nhanh. Có thể dùng trên mọi loại da.
Paula’s Choice vẫn luôn là thương hiệu được yêu thích của mọi cô nàng dù giá thành có hơi “chát” một xíu (Nguồn: Internet)
Bạn đang xem bài viết tại: https://camnangbep.com/
Tinh chất The Ordinary Niacinamide 10%+ ZinC 1%
Cũng là 1 sản phẩm chứa Niacinamide 10%, chất serum đặc hơn so với Paula’s Choice. Kết hợp với ZinC 1% sẽ giúp giảm mụn trứng cá và kháng viêm hiệu quả. Giá thành rẻ là một ưu điểm lớn.
The Ordinary với 10% Niacinamide và 1% Zinc giúp kháng viêm và phục hồi da (Nguồn: Internet)
Tinh chất The Inkey List Niacinamide 10%
Niacinamide 10%, rất phù hợp với các làn da dầu hoặc hỗn hợp thiên dầu. Chất serum lỏng, dễ apply lên da. Giá thành cũng rất rẻ, phù hợp với các bạn học sinh sinh viên.
The Inkey List – đẹp từ vỏ ngoài đến chất lượng (Nguồn: Internet)
Vitamin B5 (Pantothenic acid)
Nếu ngần ngại với việc dùng acid hay niacinamide do bị kích ứng, bạn có thể tác động mạnh hơn vào quá trình hồi phục và tái tạo da qua đó giảm sự xuất hiện của thâm đỏ. Vitamin B5 vô cùng lành tính với da, do có chức năng phục hồi nên hầu như sẽ không gây kích ứng da kể cả với các làn da nhạy cảm nhất.
Cách dùng
Đầu tiên, sử dụng nước tẩy trang (hoặc dầu tẩy trang) và sữa rửa mặt làm sạch da kĩ càng
Sử dụng toner dưỡng ấm nhẹ nhàng cho da
Apply các loại kem trị mụn, tinh chất đặc trị hoặc các serum loãng hơn lên da trước
Sau đó dùng các sản phẩm có chứa B5 dạng tinh chất lên toàn bộ da và kết thúc bằng bước khoá ẩm (nếu B5 ở dạng kem dưỡng thì dùng ở bước cuối cùng)
Gợi ý một vài sản phẩm chứa vitamin B5 phục hồi da tốt nhất
Bạn đang xem bài viết tại: https://camnangbep.com/
Kem dưỡng Laroche-Posay Cicaplast Baume B5
Là một loại kem dưỡng giúp phục hồi da và làm dịu làn da kích ứng, mẩn đỏ. Sản phẩm ở dạng cream, có thể dùng ở bước cuối cùng của chu trình dưỡng da.
Kem dưỡng B5 từ Laroche-Posay – an toàn và lành tính (Nguồn: Internet)
Tinh chất The Ordinary Hyaluronic 2% + B5
Serum cấp ấm và làm dịu da, phục hồi làn da sau mụn. Chất serum dày, đặc nhưng thấm nhanh và không gây bết dính.
Dùng ngay HA + B5 để có một làn da căng bóng mượt mà (Nguồn: Internet)
Bạn đang xem bài viết tại: https://camnangbep.com/
Một số lưu ý khi điều trị thâm đỏ sau mụn
Không nên dùng tẩy da chết vật lý/hoá học với mật độ quá dày vì có thể làm da tổn thương sâu thêm.
Nên hạn chế BHA vì sự tác động của BHA có thể gây kích ứng thêm và các vùng thâm đỏ sau mụn càng trở nên rõ màu.
Không nên dùng Niacinamide cùng với Vitamin C vì có thể dẫn đến kích ứng và tổn thương da, đôi khi vitamin C còn khiến da dễ bị kích ứng lên mụn.
Nên có một chu trình skincare đơn giản và hiệu quả. Không nên apply quá nhiều sản phẩm lên da trong giai đoạn sau mụn này, chú trọng vào kháng viêm và phục hồi da.
Trên đây là một số phương pháp trị thâm đỏ sau mụn mà các bạn có thể áp dụng vào chu trình skincare của mình. Mong rằng bạn có thể chọn được một sản phẩm phù hợp và trị dứt điểm những đốm thâm đỏ đáng ghét nhé ! Và đừng quên theo dõi Camnangbep.com để có thêm những bài viết hay ho khác.