Uống nước lá tía tô có tác dụng gì? Công dụng và cách nấu nước lá tía tô uống đẹp da, tốt cho sức khỏe đơn giản dễ làm

Camnangbep.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Uống nước lá tía to có tác dụng gì cho bà bầu
  • Uống lá tía tô có bị nóng không
  • Huyết áp thấp có uống được lá tía tô không
  • Cách làm nước tía tô uống đẹp da
  • Tắm bằng nước lá tía tô có tác dụng gì
  • Nấu nước tía tô với gừng
  • Nước tía tô đường phèn có tác dụng gì
  • Đắp lá tía tô có tác dụng gì
uống nước lá tía tô có tác dụng gì
uống nước lá tía tô có tác dụng gì

YouTube video
Tía tô là một trong những loại cây thuốc dân gian lâu đời và được sử dụng rộng rãi nhất ở nước ta. Uống nước lá tía tô thường xuyên còn mang lại rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe mà không phải ai cũng biết đến.Tía tô là loài thực vật có tên khoa học là Perilla frutescens var. crispa. Đây là loài cây có thể sống quanh năm, dễ trồng, mọc xung quanh nơi chúng ta sinh sống.

Tía tô là loài thân thảo, có vị hơi cay nồng, rễ có màu trắng. Nó thích hợp với nhiều loại đất, ưa ánh sáng và độ ẩm. Nước lá tía tô tăng cường hệ miễn dịch, đẹp dáng, trắng da bạn đã thử chưa? Nếu chưa thì ngay bây giờ hãy cùng Camnangbep.com chuẩn bị nguyên liệu và vào bếp cùng thực hiện thức uống này ngay với chúng mình nhé!

Công dụng chữa bệnh của lá tía tô

Tía tô là cây thảo sống quanh năm, có rễ củ trắng, có vị nồng cay, mọc hoang hoặc trồng nhiều nơi trong cả nước và châu Á. Cây ưa sáng và ẩm, thích hợp với đất thịt, đất phù sa. Tía tô ra hoa kết nhiều quả, sau khi quả già, cây tàn lụi, hạt giống phát tán ra xung quanh, đến mùa mưa ẩm năm sau mới nảy mầm. Cây được trồng bằng hạt.

Đây là loại rau thơm rất phổ biến, không chỉ dùng để ăn kèm với nhiều món ngon mà còn có tác dụng chữa bệnh. Lương y Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ, cho biết trong y học cổ truyền, tía tô là vị thuốc được xếp vào loại kích thích ra mồ hôi, nước sắc và cồn chiết xuất lá tía tô đều có tác dụng giãn mạch ngoài da, hạ sốt, trừ cảm mạo. Hạt chế thành trà uống và thuốc hạ khí, cành làm thuốc an thai.

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, lá tía tô có hàm lượng dầu khoảng 40%. Trong đó có một lượng lớn axit béo chưa bão hòa chủ yếu là axit alpha-linoleic. Không những vậytía tô còn chứa 0,2% tinh dầu nguyên chất và các hydrocarbon, aldehyde, xeton, furan,…

Tía tô còn có tác dụng làm giảm co thắt cơ trơn của phế quản, chất tinh dầu làm tăng đường huyết. Aldehyt tía tô chống ức chế trung khu thần kinh. Nước ngâm lá tía tô có tác dụng ức chế các loại vi trùng như tụ cầu khuẩn, trực khuẩn lị, trực khuẩn đại tràng.

 

lá tía tô

Về thành phần hóa học, hạt tía tô có hàm lượng tinh dầu lớn và giàu các axit béo chưa bão hòa, chủ yếu là axit alpha-linoleic. Lá tía tô chứa khoảng 0,2% tinh dầu nguyên chất và các hydrocarbon, aldehyde, xeton, furan… Chiết xuất lá tía tô cho thấy có các chất chống oxy hóa, chống dị ứng, chống viêm, chống trầm cảm.

Khi bị vết thương chảy máu, bạn có thể lấy lá tía tô non tán nhỏ, đắp trùm lên chỗ máu đang chảy, rắc cho vừa kín rồi buộc lại. Vết thương sẽ cầm máu, không gây mủ và không để lại vết sẹo khi lành.

Uống nước lá tía tô thay thế nước lọc hàng ngày là phương pháp giảm cân cực kỳ hiệu quả do chứa protein thực vật, chất xơ cùng nhiều vitamin, khoáng chất thiết yếu có khả năng thúc đẩy dạ dày, tăng cường chuyển hóa, trao đổi chất. Đặc biệt, lượng chất xơ trong loại lá này còn có tác dụng tạo dựng cơ giúp vóc dáng săn chắc, thon gọn tương tự việc tập luyện thể dục, thể thao.Chiết xuất lá tía tô đã được chứng minh là ức chế sự tổng hợp tyrosinase và melatonin của chuột. Đây là ứng dụng tiềm năng dùng tía tô giúp làm sáng da. Uống nước lá tía tô mỗi ngày bổ sung cho cơ thể lượng dưỡng chất lớn có vai trò ngăn chặn sự hình thành sắc tố melamin – nguyên nhân gây nám, tàn nhang, đốm nâu trên da. Nguồn khoáng chất phong phú trong loại nguyên liệu tự nhiên này còn giúp cải thiện sắc tố, tẩy tế bào chết, từ đó xóa mờ nám, dưỡng trắng da cực kỳ nhanh chóng.

Uống nước lá tía tô có tác dụng gì?

Các chất có trong 100g lá tía tô:
Năng lượng: 25 Kcal
Đạm: 2,9g
Tinh bột: 3,4g
Tro: 1000mg
Canxi: 170mg
Sắt: 3,2mg
Nước: 88,9g
Chất xơ: 3,6g
Phốt pho: 18,3mg
Vitamin C: 13mg
Uống nước lá tía tô có tác dụng gì? Công dụng và cách nấu nước lá tía tô uống đẹp da, tốt cho sức khỏe đơn giản dễ làm 2

1. Chống ngộ độc thức ăn

Đây là tác dụng của nước lá tía tô được người dân Việt Nam sử dụng nhiều trong sinh hoạt thường ngày. Từ ngộ độc rau củ quả cho đến ngộ độc hải sản hoàn toàn có thể uống nước lá tía tô để bài trừ đi phần nào độc tố trong cơ thể.
Ngoài việc uống nước ép, bạn cũng có thể cho lá tía tô vào nấu cháo hoặc canh để giải độc cũng rất hiệu quả.

2. Chống oxy hóa cho cơ thể

Nhờ vào gốc Aldehyde có trong tía tô, đây là gốc có khả năng chống lại sự oxy hóa do các gốc tự do gây ra khi cơ thể đang bị thương.

3. Hỗ trợ điều trị nổi mề đay, mẩn ngứa

Tình trạng nổi mề đay mẩn ngứa khắp cơ thể không hề hiếm gặp, việc chữa trị khỏi tận gốc chứng bệnh này cũng gặp nhiều khó khăn.
Để có thể giúp cho việc điều trị nổi mề đay, mẩn ngứa thì bạn có thể sử dụng nước tía tô để uống, đồng thời lấy bã lá đắp vào chỗ bị nổi mẩn ngứa. Điều này sẽ giúp tình trạng ngứa ngáy của bạn giảm đáng kể.

4. Chữa sưng đau vùng vú ở phụ nữ

Cách làm cũng tương tự giống như chữa nổi mẩn ngứa mề đay. Bạn cũng vừa kết hợp với việc uống nước lá tía tô, vừa kết hợp đắp lá lên khu vực bị sưng đau sẽ rất hiệu quả.

5. Tác dụng chữa bệnh gout bằng lá tía tô

Uống nước lá tía tô có tác dụng gì trong điều trị bệnh gout ? Tía tô có tới 4 chất có thể làm giảm đi đáng kể enzym xanthin oxidase vốn là nguyên nhân hình thành acid uric trong máu và gây ra bệnh gout.
Ngoài ra, nước lá tía tô còn giúp ngăn chặn tình trạng nhiễm khuẩn khi bị mắc bệnh, làm bệnh nhân dễ chịu hơn trong sinh hoạt.

6. Điều trị các chứng bệnh về dạ dày

2 hoạt chất có tên là glucosamine và tanin có trong tía tô có tác dụng chống viêm nhiễm, tăng cường khả năng làm lành vết thương và liền sẹo khi bạn gặp tổn thương về dạ dày.

7. Khả năng điều trị hen suyễn

Đây là kết quả của một công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ. Họ đã nghiên cứu và chỉ ra rằng: chỉ sau vài tuần uống nước lá tía tô, vấn đề về hen suyễn đã suy giảm đáng kể trên những bệnh nhân tham gia điều trị.

8. Hỗ trợ chống lại dị ứng và viêm nhiễm

Nhờ vào các hoạt chất có lợi có trong nước lá tía tô như Quercetin, Perilla, Luteolin, Acid Rosmarinic,… sẽ giúp ngăn chặn cực kỳ hiệu quả tình trạng dị ứng và viêm nhiễm đang xảy ra trong cơ thể của bạn.

9. Giúp phụ nữ ăn kiêng tốt hơn

Tinh dầu của tía tô có chứa Alpha linolenat cực kỳ tốt cho sức khỏe, nó giúp giảm đáng kể lượng cholesterol trong máu. Từ đó hỗ trợ các chị em giảm cân đáng kể và bảo vệ cho hệ tim mạch.

10. Tác dụng của lá tía tô với xương khớp

Uống nước lá tía tô sẽ giúp giảm đau và giảm đáng kể các triệu chứng nguy hiểm do bệnh viêm khớp dạng thấp cũng như một số bệnh xương khớp khác gây ra cho cơ thể bạn.

11. Tác dụng của lá tía tô với da

Vậy uống nước lá tía tô có tác dụng gì trong làm đẹp cho các chị em. Ngoài việc lá tía tô đắp mặt hoặc có thể dùng xông mặt ra, việc uống nước lá tía tô sẽ giúp thanh lọc cơ thể, giải độc và giúp làn da đẹp hơn, ngăn ngừa mụn.

12. Điều trị các triệu chứng về ho

Uống nước lá tía tô kết hợp với bạc hà sẽ giúp long đờm, giảm sưng đau họng. Tuy nhiên chỉ nên dùng cách này khi mà tình trạng bệnh của bạn vẫn còn nhẹ, còn bị nặng hơn sẽ không mang lại nhiều tác dụng.

13. Tác dụng hạ sốt sốt bằng lá tía tô

Các bạn có thể thực hiện bài thuốc như sau:
Tía tô, trần bì, cát cánh, can khương, mộc hương, chỉ xác, bán hạ, tiền hồ mỗi loại 2g.
Cho tất cả mang đi sắc thành thuốc uống, sử dụng khi đang bị sốt để có thể giảm đáng kể các triệu chứng nguy hiểm.

14. Điều trị chứng cảm mạo

Để điều trị chứng cảm mạo thì có thể sử dụng tía tô dưới 3 cách:
Lá tía tô rửa sạch rồi mang đi nấu cùng với cháo để cho người bệnh ăn.
Dùng nước lá tía tô để xông toàn thân.
Uống nước lá tía tô khi còn nóng, uống xong nằm đắp kín chăn. Thích hợp cho người già và trẻ nhỏ.

15. Tác dụng an thai hiệu quả

Các bạn có thể sử dụng bài thuốc sau:
20g tía tô kết hợp với ngải diệp, bạch truật, đương quy, hoài sơn, phục long can (16g mỗi loại); phòng sâm, cẩu tích, liên nhục, liên kiều, cam thảo (12g mỗi loại); 10g các loại đỗ trọng, sơn trà; sinh khương 3 lát; đại táo 5 quả.
Tất cả nguyên liệu mang lên sắc thuốc, mỗi ngày uống 1 thang.

Tác hại của lá tía tô nếu dùng quá nhiều

Uống nước lá tía tô quá nhiều trong một thời gian dài có thể khiến bạn bị tăng huyết áp và ảnh hưởng tới hệ tim mạch.
Việc tăng huyết áp cũng rất nguy hiểm nếu như bà bầu hoặc trẻ nhỏ sử dụng liên tục trong thời gian dài.
Xảy ra các phản ứng xấu với cơ thể trong trường hợp người dùng bị dị ứng với một số thành phần trong nước lá tía tô.

Cách nấu nước lá tía tô uống đẹp da, tốt cho sức khỏe đơn giản dễ làm

Nguyên liệu làm Nước lá tía tô Cho 4 người

Lá tía tô 200 gr Chanh 1 trái Muối 1/2 muỗng cà phê

Cách chọn mua nguyên liệu tươi ngon

Cách chọn mua lá tía tô tươi ngon

  • Bạn nên chọn mua những lá tía tô có bề mặt trơn láng, lá vẫn còn tươi mới.
  • Phần lá gần với cuống lá có màu tím càng đậm thì khi nấu nước sẽ càng thơm và ngọt.
  • Không mua những lá tía tô có đã bị héo, lá ngả màu vàng, bị dập hoặc bị hư thối.

Cách chọn mua chanh tươi ngon

  • Khi mua chanh bạn nên dùng tay ấn nhẹ vào lớp vỏ chanh bên ngoài, nếu thấy tinh dầu bắn ra thì đây là chanh tươi, không bị ngâm hóa chất.
  • Chọn mua những quả chanh có kích thước vừa phải, vỏ ngoài căng, có màu xanh tươi sáng, cầm cảm thấy nặng tay.
  • Nên chọn chanh có da mỏng, trên da không có nấm, không bị vón cục.
  • Không mua chanh có vỏ ngoài xỉn màu hoặc xuất hiện những đốm vàng nhợt.

Nguyên liệu món ăn nước lá tía tô

Cách chế biến Nước lá tía tô

  • Sơ chế và nấu nước tía tô

    Lá tía tô sau khi mua về bạn rửa sạch cả lá lẫn cây, sau đó dùng kéo hoặc dao cắt thành từng khúc dài khoảng 1 lóng tay cho vào nồi.

    Cho tiếp khoảng 2 lít nước sôi, đậy nắp lại và đun khoảng 20 phút. Để lá tía tô ra hết tinh chất sau 20 phút nấu bạn tắt bếp và ủ thêm 20 phút nữa.

  • Hoàn thành

    Khi nước lá tía tô đã ủ xong bạn cho vào 1/2 muỗng cà phê muối và vắt vào đó nước cốt 1 trái chanh, bạn lưu ý bỏ luôn vỏ quả chanh vào nồi nước sau khi vắt nhé. Khuấy đều cho các nguyên liệu hòa quyện cùng với nhau là đã có thể thưởng thức.

  • Thành phẩm

    Như vậy là đã có ngay món nước lá tía tô thanh mát cho cả nhà dùng rồi. Nước có màu hồng đẹp mắt, hương thơm của lá tía tô và vị chua thanh của chanh, rất dễ uống. Ngon hơn nếu bạn dùng lạnh nhé.

Uống nước lá tía tô có tác dụng gì ?

  • Nước lá tía tô giúp làm trắng da, ngăn ngừa lão hóa, có tác dụng trong việc tẩy tế bào chết và làm mềm da, giảm thiểu các vết chai sạn.
  • Nước lá tía tô có tác dụng rất tốt cho hệ tiêu hóa, chống viêm, chữa lành vết loét, giảm sự gia tăng lượng axit trong dạ dày và tạo cảm giác ăn ngon miệng, ngủ tốt hơn đối với người bị đau dạ dày.
  • Tía tô còn có tác dụng hiệu quả trong việc điều trị các bệnh ngoài da như mề đay và 1 số triệu chứng dị ứng như hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa mắt,…).
  • Các mẹ bầu có thể sử dụng nước lá tía tô để giải cảm, tăng cường sức khỏe trong quá trình mang thai. Ngoài ra uống nước lá tía tô khi có dấu hiệu chuyển dạ sẽ giúp sẽ sinh nở dễ dàng hơn.

Một số lưu ý khi sử dụng nước lá tía tô tươi:

Nước lá tía tô tươi nên sử dụng trong 24 giờ để đảm bảo chất lượng, mùi vị.

Không nên đun sôi nước tía tô tươi quá 15 phút. Vì các tinh dầu trong lá, cành cây sẽ bị bốc hơi. Từ đó làm giảm hiệu quả đối với người sử dụng.

Người bị cảm nóng không nên sử dụng nước lá tía tô.

Uống quá nhiều nước tía tô trong một thời gian dài có thể gây chướng bụng, khó tiêu hoặc ảnh hưởng đến huyết áp.

Camnangbep.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Uống nước lá tía to có tác dụng gì cho bà bầu
  • Uống lá tía tô có bị nóng không
  • Huyết áp thấp có uống được lá tía tô không
  • Cách làm nước tía tô uống đẹp da
  • Tắm bằng nước lá tía tô có tác dụng gì
  • Nấu nước tía tô với gừng
  • Nước tía tô đường phèn có tác dụng gì
  • Đắp lá tía tô có tác dụng gì